2)
Crom tác dụng với flo ngay điều kiện thường.
3)
Crom tác dụng với S, Cl2, O2 cần đun nóng tạo thành Cr2S3,
Cr2O3 và CrCl3.
4)
Crom hoạt động hóa học mạnh hơn sắt và kém hơn kẽm.
5)
Crom bền với nước và không khí (điều chế thép không gỉ).
6)
Crom tan trong HCl loãng nóng, H2SO4 loãng nóng tạo muối Cr2+.
7)
Crom thụ động trong H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội.
Cr2O3 là oxit lưỡng
tính, màu lục thẫm, không tan trong nước.
Cr2O3 tan trong
các dung dịch HCl, H2SO4 loãng; NaOH đặc.
9)
Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính, màu lục xám, không tan trong nước. Tan
trong axit và kiềm loãng tạo muối Cr3+.
10)
Ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (môi trường axit) và tính
khử (môi trường kiềm).
Ví dụ:
- Trong môi trường axit: Zn + CrCl3
® ZnCl2 +
CrCl2.
- Trong môi trường kiềm: NaCrO2
+ Br2 + NaOH ®
Na2CrO4 + NaBr + H2O
11)
CrO3 là oxit axit, màu đỏ thẫm. Tác dụng với nước cho hỗn hợp axit H2CrO4
và H2Cr2O7, những axit này không tách ra ở dạng
tự do.
CrO3
có tính oxi hóa mạnh, một số chất như: S, P, C, C2H5OH, NH3
bốc cháy ngay điều kiện thường khi tiếp xúc với CrO3 !
12)
Các muối CrO42- và Cr2O72-
có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit; khi đó Cr(VI) bị khử về Cr(III).
- Muối CrO42- có
màu vàng.
- Muối Cr2O72-
có màu da cam.
Hai
muối này luôn ở dạng cân bằng với nhau trong dung dịch.
Và:
- Khi thêm H+ thì muối CrO42-
sẽ chuyển thành muối Cr2O72- màu da cam.
- Khi thêm OH- thì muối Cr2O72-
sẽ chuyển thành CrO42- màu vàng.